Ngưng thở khi ngủ – Những điều cần biết khi điều trị
Ngưng thở khi ngủ ngày nay được gọi và chẩn đoán từ y khoa là một bệnh lý, hội chứng này bao gồm tất cả các dấu hiệu như: các cơn ngừng thở của bệnh nhân, bệnh nhân ngủ ngáy, thở không đều hơi, hụt hơi hay có những tiếng rít phát ra khi hít vào bị cản trở.
Việc chẩn đoán ngưng thở khi ngủ:
Ngưng thở khi ngủ thường được nhận biết qua người thân phát hiện cho bệnh nhân và từ đó bệnh nhân đi vào chuyên khoa khám, bằng các phương pháp chẩn đoán chuyên nghiệp hiện đại ngày nay thông qua nhiều phương pháp hình thức, nhưng phương pháp chính xác phổ biến nhất hiện nay là đo đa kí hô hấp – đo đa kí giấc ngủ.
Bằng phương pháp này bác sĩ sẽ có được cách đánh giá toàn diện về tình trạng bệnh của bệnh nhân, thông qua các chỉ số thông số đo được như: số giờ ngủ, thời gian thức, thời gian tỉnh ngủ, giấc ngủ nông, giấc ngủ sâu, chỉ số độ bão hòa oxy trong máu, chỉ số tim mạch, chỉ số điện não đồ lưu thông máu não bộ, chỉ số về vận động cơ, chuyển động ngực, bụng, rồi chuyển động mắt, tiếng ngáy, số lần ngưng thở trong giờ v.v.
Phân loại ngưng thở khi ngủ .
Căn cứ trên các chỉ số và kết quả đo được bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và phân loại bệnh nhân thuộc về hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn hay ngưng thở trung ương hoặc có thể là kết hợp cả 2 loại trên.
Việc triển khai đo cận lâm sàng như trên là rất quan trọng, nó cho đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, từ đó đưa ra liệu trình và phương pháp điều trị. Tất nhiên phương pháp đo này dựa trên thiết bị hàng đầu thế giới tới từ hãng Somno medics – CHLB Đức, thiết bị duy nhất hiện nay tích hợp công nghệ theo dõi từ xa online liên tục trong quá trình bệnh nhân ngủ, từ đó giúp cho ca đo của bệnh nhân có được kết quả cao, chính xác, ca đo thành công và không bị thất bại hay phải triển khai lại vào ngày hôm sau gây khó chịu phiền hà, mất thời gian cho người bệnh.
Điều trị bệnh:
Như đã đề cập ở trên, khi phát hiện các dấu hiệu có thể mình là đối tượng mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, tuy nhiên bệnh nhân không được phép tự điều trị mà cần tiến hành đặt khám tại bác sĩ chuyên khoa, cần được làm các xét nghiệm, thăm khám cận lâm sàng bằng đo đa kí để đánh giá chính xác hội chứng họ có thể mắc phải.
Đồng thời bệnh nhân không tự ý tham khảo phương pháp điều trị và tự mua các thiết bị, hay thuốc về tự uống, mọi việc liên quan điều trị cần tuân theo bác sĩ hướng dẫn và chỉ định.
Bên cạnh đó, luôn giữ tinh thần lạc quan, ăn uống ngủ nghỉ khoa học và lành mạnh. Ngủ đủ giấc và sinh hoạt khoa học .Tham gia hoạt động thể thao và rèn luyện sức khỏe thường xuyên ,tích cực vận động và làm việc khoa học , không sử dụng các chất kích thích, sử dụng rượu bia và thức khuya , ngủ thiếu giấc .
Phương pháp điều trị tham khảo:
Có phổ biến 3-4 phương pháp điều trị hội chứng bệnh ngưng thở khi ngủ khác nhau, chúng cũng phụ thuộc vào tình trạnh bệnh lý, mức độ của người bệnh khi mắc hội chứng này. Vì vậy để điều trị hiệu quả trước tiên cần phân loại mức độ cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn
Sử dụng liệu pháp thở áp lực dương lien tục CPAP
Sử dụng liệu pháp thở áp lực dương liên tục CPAP giữ cho đường thở luôn mở với không khí có áp suất được đẩy qua ống thở vào mặt nạ đeo trên mặt.
Liệu pháp này chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Áp suất không khí của chúng phải được điều chỉnh dựa trên kết quả của nghiệm pháp đa ký giấc ngủ.
Một số dụng cụ cố định hàm hoặc lưỡi
Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ dạng nhẹ đến trung bình.Mặc dù những thiết bị qua miệng này không cải thiện khả năng thở nhiều như liệu pháp CPAP nhưng chúng có thể làm giảm tình trạng ngáy.
Phẫu thuật
Phẫu thuật loại bỏ mô trong cổ họng và mở rộng đường thở có thể là một lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân có mô làm tắc nghẽn đường thở. Một phương pháp khác là cấy ghép một thiết bị để kích thích dây thần kinh giúp kiểm soát hơi thở cũng có thể được thực hiện.
Phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trung ương
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ trung ương thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề gây ra tình trạng thở bất thường. Nếu tình trạng gián đoạn giấc ngủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành điều trị nguyên nhân cơ bản.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngưng thở khi ngủ trung ương dai dẳng hoặc nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần điều trị bổ sung để cải thiện hơi thở bên cạnh việc giải quyết các vấn đề cơ bản. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các thiết bị Auto CPAP để thúc đẩy hơi thở ổn định hơn trong khi ngủ. Các phương pháp điều trị khả thi khác bao gồm liệu pháp oxy bổ sung hoặc sử dụng thuốc có thể làm tăng tốc độ thở của một người.
Trân trọng cảm ơn quý vị và các bạn đã lắng nghe!
Liên hệ Homecare VN để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về bệnh lý hô hấp:
CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI HOMECARE VN
Địa chỉ: Số 403 Giải Phóng, P.Phương Liệt, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0911699116
Fanpage: Máy trợ thở CPAP
Website: Homecarevietnam.com.vn