Máy trợ thở Bipap hay máy trợ thở 2 chiều còn có tên gọi khác là máy trợ thở, máy giúp thở BiPAP áp lực dương hỗ trợ cả hai thì hít vào và thở ra cho bệnh nhân. IPAP là áp lực ở thì Hít vào, EPAP áp lực ở thì thở ra.
Các chế độ thở (mode thở)
Trên thiết bị máy trợ thở Bipap 2 chiều có rất nhiều các chế độ thở được phát triển, để mở rộng các tính năng có thể điều trị trên nhiều mặt bệnh, bao gồm các chế độ thở như sau :
- CPAP
- Bilevel S
- Bilevel T
- Bilevel S/T
- PC
- VAT
Tùy trên từng thiết bị khác nhau và ứng dụng hay để mục đích điều trị mà mỗi thiết bị sẽ được nhà cung cấp cài vào các thuật toán khác nhau, với các chế độ thở khác nhau, có thiết bị sẽ có đầy đủ tất cả các chế độ trên, nhưng có thiết bị chỉ có 2 đến 3 chế độ trên.Tất cả tùy theo mục đích của nhà sản xuất cho điều kiện sử dụng thực tế trên lâm sàng.
Ý nghĩa của từng chế độ thở
- Cpap: ứng dụng cho bệnh hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Bilevel S: điều trị cho bệnh COPD, suy hô hấp bệnh nhân thở theo nhịp thở và máy điều chỉnh theo nhịp thở bệnh nhân
- Bilevel T: máy làm việc điều trị chủ yếu cho bệnh nhân rối loạn nhịp thở hay mất nhịp, thiết bị cài đặt thông số cố định và máy làm việc theo thông số đó không liên quan đến hơi nhịp thở của bệnh nhân.
- Bilevel S/T: là chế độ kết hợp của 2 chế độ S và T với nhau, đây là chế độ sử dụng phổ biến nhất, đại trà rộng nhất trên thiết bị điều trị cho các bệnh nhân.
- PC: chế đọ kiểm soát áp lực trên máy thở
- VAT: chế độ đảm bảo thể tích và đồng thì trên bệnh nhân và thiết bị.
Máy giúp thở hai chiều dùng cho những đối tượng nào ?
Các đối tượng sử dụng máy 2 chiều là :
– Bệnh nhân mắc các chứng bệnh suy hô hấp
– Hội chứng phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
– Bệnh nhân ngưng thở khi ngủ OSA
Máy hai chiều là dòng sản phẩm chuyên dùng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân COPD mà model điển hình chuyên dùng chính là Mode P1 đến từ nhà sản xuất Micomme. Bệnh nhân mắc hội chứng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là khó thở ở cả 2 thì Hít vào và Thở ra. Vì vậy, nếu sử dụng máy 1 chiều CPAP thì sẽ không hiệu quả, hay nói cách khác là sẽ khiến bệnh nhân khó chịu với nguyên lý áp lực dương liên tục chỉ hỗ trợ chiều Hít vào, không hỗ trợ thì Thở ra. Vì vậy, bệnh nhân sẽ thấy khó ở thì thở ra, khô đường thở hay có thể sợ thở máy.
Ngay cả khi sử dụng máy thở 2 chiều cho bệnh nhân COPD,cũng cần có những liệu trình và phương pháp tiếp cận, tránh để bệnh nhân có những biểu hiện kháng máy, sợ thở máy.
Máy trợ thở hai chiều trên lâm sàng thực tế
Máy trợ thở áp lực dương 2 chiều rất cần trong việc kết hợp để hỗ trợ cho bệnh nhân mắc các hội chứng hô hấp cần thở máy, để có hiệu quả cao trong phòng và điều trị cho bệnh COPD. Quý vị nên tham khảo sớm để biết về thiết bị và sử dụng hiệu quả, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe và duy trì thể trạng tốt ngay cả khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng nhất của bệnh COPD mức 3 theo đánh giá GOLD.
Tính nhầm lẫn của tên gọi sản phẩm
Hiện nay trên thị trường, khi bệnh nhân hay người nhà đi mua hay nhầm lẫn giữa máy thở CPAP và BiPAP; Máy Thở CPAP không phù hợp cho bệnh nhân COPD, cho nên giá thành thấp hơn, và người nhà nghĩ giống nhau khi mua dùng. Trên thực tế khi sử dụng, máy trợ thở CPAP cho lại hiệu quả cực thấp nếu ko muốn nói nó gây khó chịu cho bệnh nhân, có thể khiến họ khó chịu và kháng máy sau này.
Một lời khuyên chân thành mà chúng tôi dành cho bạn là: Hãy lựa chọn đúng sản phẩm cho đúng bệnh của mình để có hiệu quả cao nhất trong điều trị và phòng bệnh tái phát đợt cấp.
Homecare VN là đơn vị nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế gia đình uy tín tại Việt Nam
Phương châm 5 Đúng của chúng tôi đề ra : Đúng bệnh – Đúng người – Đúng phác đồ – Đúng sản phẩm – Đúng thời gian.
Liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn những sản phẩm phù hợp với bệnh lý qua số hotline hoặc có thể qua trực tiếp Showroom trưng bày sản phẩm của chúng tôi để xem và trải nghiệm thực tế.
Điện thoại: 0985.249.057
Showroom: 403 Giải Phóng, P. Phương Liệt, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Trân trọng cảm ơn!